Thẻ bảo hiểm y tế năm 2021 có thay đổi gì?
Từ 1/4, thẻ BHYT sẽ thay đổi kích thước và nhiều thông tin trên thẻ giúp người dân sử dụng thuận tiện hơn.
3 điểm thay đổi mới của Thẻ Bảo hiểm y tế từ năm 2021
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) cho biết, từ 1/4 tới, toàn quốc sẽ sử dụng mẫu thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) mới.
Để có thể đổi thẻ BHYT mới một cách nhanh chóng và thuận lợi, người cần đổi thẻ lưu ý phải làm hồ sơ và thủ tục đổi thẻ BHYT theo đúng quy định của pháp luật.
- Hồ sơ đổi thẻ BHYT mới:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 4, Điều 27, Quyết định 595/QĐ/BHXH ban hành ngày 14/4/2017 hồ sơ cấp lại thẻ BHYT gồm có:Đối với người tham gia:
Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
Thẻ bảo hiểm y tế.
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 (còn được quy định tại thủ tục hành chính thay thế ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH ngày 15/6/2018).
Đối với đơn vị:
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ theo quy định, người có nhu cầu đổi thẻ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Trong trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Nếu người đổi thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp quản lý thì nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
- Nếu người đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp quản lý thì nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ:
Theo quy định cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra hồ sơ và tiến hành giải quyết cho người có nhu cầu thay đổi trong thời hạn như sau:
- Trường hợp không thay đổi thông tin, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp thay đổi thông tin, không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết cho người nộp hồ sơ.
Trong trường hợp nộp hồ sơ đổi thẻ trực tuyến, người có nhu cầu đổi thẻ truy cập trang chủ của Cổng Dịch vụ Công Quốc gia để đăng ký tài khoản và làm theo hướng dẫn.
Từ 2021, trường hợp nào được hưởng 100% chi phí KCB BHYT?
Khi tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ Quỹ BHYT chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám chữa bệnh (KCB) nếu không may bị ốm đau, tai nạn. Vậy những đối tượng nào thì được thanh toán 100% chi phí KCB BHYT?
Người nào được hưởng 100% BHYT khi KCB đúng tuyến?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:Đối tượng được thanh toán 100% chi phí KCB trái tuyến
KCB trái tuyến là trường hợp người bệnh tự đi KCB không thuộc một trong các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến đã được đề cập ở phần trước. Do đó, mức hưởng đối với người tham gia BHYT trong trường hợp này sẽ có sự thay đổi.12 trường hợp KCB không được hưởng BHYT
Theo phân tích ở trên, khi đi KCB BHYT thì người bệnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo các tỷ lệ nhất định nhưng không phải mọi trường hợp KCB đều được hưởng BHYT.Mua bảo hiểm y tế cá nhân 1 người có được không?
Theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế có 5 nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (công chức, viên chức, người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn ở các doanh nghiệp…)
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp…)
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo…)
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (gồm người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên)
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ các đối tượng thuộc các nhóm trên.
Như vậy, khác với trước đây khi người dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện, từng cá nhân trong hộ gia đình có thể mua riêng thì bây giờ tất cả các thành viên trong hộ phải mua. Nếu 1 người trong gia đình không mua thì tất cả các thành viên khác đều không được mua.Lý do là bảo hiểm y tế mang tính cộng đồng, một khi tham gia bạn cần tham gia theo số đông để đảm bảo nguyên tắc bù trừ rủi ro cho quỹ bảo hiểm y tế. Vì thế theo luật sẽ không được mua bảo hiểm y tế 1 người.
Lưu ý:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau: “7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”. Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 37 Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 quy định như sau:
“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.”.
Như vậy, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2021 là những người có cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp thay vì có tên trong cùng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú như quy định định hiện nay.
Mai Anh (Tổng hợp)
Bài viết cùng danh mục:
- 0 Bình luận